Nhiều người hằng ngày phải sống chung với stress - một trạng thái căng thẳng có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh tiềm ẩn. Nhưng phần lớn chúng ta có vẻ vẫn chưa hiểu rõ về stress, và phổ biến là những nhầm lẫn về stress thường thấy sau đây:
Stress tạo động lực?
Chúng ta thường thấy một chút stress được coi là điều tốt - chẳng hạn cảm giác lo lắng trước kì thi thúc đẩy chúng ta học hành chăm chỉ hơn, và công việc có mức độ stress vừa phải tạo động lực cho chúng ta mong muốn thành công. Nhưng stress có thực sự là động cơ thúc đẩy chúng ta trong các trường hợp này không? Theo Andrew Bernstein-tác giả của bài báo sự hoang đường về stress đăng trên Psychology Today, thực ra thì sự kích thích và sự cam kết (chặng hạn thiết lập những mục tiêu hoặc lãnh nhận một dự án mới) mới thực sự là thứ thúc đẩy chúng ta hành động, chứ không phải stress. Stress đơn giản là vòng xoáy của những cảm xúc tiêu cực nằm phía trên sự kích thích và sự cam kết đó
Nếu không có triệu chứng tức là không bị stress tác động?
Stress có thể biểu hiện bằng những cách không lấy gì làm dể chịu,bao gồm mất ngủ, tăng cân,nhưng nếu bạn không có các triệu chứng đó không có nghĩa là stress không ảnh hưởng tới bạn.Trong thực tế, stress kinh niên có liên quan tới sự phát triển của những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, bao gồm tim mạch và ung thư.
Những người không có triệu chứng của stress sống một đời sống áp lực cao có thể bị đột quỵ hoặc đau tim, đó là hậu quả của stress, stress cũng dẫn tới tình trạng cholesterol trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường,dù những triệu chứng của các bệnh này khó mà phát hiện ra được nếu không làm các xét nghiệm sức khỏe.
Stress làm loét dạ dày?
Ngược lại với quan niệm của nhiều người, nguyên nhân chính gây loét dạ dày lại không phải do stress mà do một loại virus phổ biến ở dạ dày là H.Pylori, làm kích hoạt chứng sưng viêm trong vùng bụng và trong ruột. Dù stress có thể tăng lượng axit trong dạ dày, nó có góp phần gây ra những khó chịu cho hệ tiêu hóa, nhưng không phải là nguyên nhân chính làm loét dạ dày.
Stress là không tránh khỏi?
Cảm giác stress là không tránh khỏi. Trong khi chúng ta không có sức mạnh để tránh được những tình huống gây stress, nhưng chúng ta cò thể kiểm soát được phản ứng của mình với những tình huống đó. Luyện tập sự tập trung đầu óc - trau dòi ý thức tập trung vào những khoảnh khắc hiện tại-được xem là cách để giảm phản ứng lại stress và giảm lượng hormone cortisol gây ra stress.
Những sự việc tiêu cực là do stress
Những sự việc tiêu cực có thể dẫn đến những ý nghĩ căng thẳng, ngay cả những sự việc vui vẻ cũng có thể làm thần kinh căng thẳng. Vấn đề không phải do sự kiện hay do ý nghĩ, mà thường là do sự hưởng ứng về mặt cảm xúc đối với sự việc làm ta bị stress. Bất cứ thứ gì làm rối trật tự bình thường trong cuộc sống của bạn và kích hoạt những cảm xúc mạnh mẽ - tiêu cực hoặc tích cực - đều có thể dẫn đến stress.
Các triệu chứng stress ở mọi người là giống nhau?
Có vô số nhân tố góp phần gây ra stress, sự căng thẳng thể hiện dười nhiều triệu chứng về tâm lý và thể chất. Mọi người trải qua stress rất khác nhau - có thể bạn thấy hệ tiêu hóa kém hiệu quả trong thời gian bị stress nặng, trong khi người khác lại không thấy bất kì triệu chứng thể chất nào,nhưng lại bị vấn đề thiếu tập trung và chán nản, trầm cảm. Có nhiều vấn đề xảy ra với cơ thể chúng ta trong giao đoạn stress - và học cách nhận biết phản ứng của cơ thể với stress và kiểm soát hợp lý tình trạng stress là cách tốt nhất để chiến đấu với bất kỳ triệu chứng nào.
Người thành công tất nhiên là người bị stress
Thật không may là chúng ta sống trong một nền văn hóa liên hệ stress với hiệu quả lao động. Vì thế chúng ta cho rằng những người thành công là những người bị stress – và nếu họ không stress, họ sẽ bị chậm chạp, chểnh mảng trong công việc. Đây là một quan niệm sai lầm. Chúng ta không nên nghĩ stress chứng tỏ giá trị của con người, hoặc ai đó giữ chức vụ cao là vì họ làm việc nhiều giờ hơn những người khác. Làm việc quá sức thực sự là một việc không bình thường, và đó không nên coi là một điều nên khuyến khích.
Stress và lo âu là một?
Stress – cả mãn tính và cấp tính – rất khác chứng bệnh rối loạn lo âu, vì lo âu là bệnh có thể chẩn đoán được còn stress thì không. Tuy vậy, sự khác nhau của chúng không phải luôn rõ ràng. Stress xuất hiện do sự kiện hoặc ý nghĩ khiến bạn buồn rầu hoặc căng thẳng, trong khi lo âu thì có yếu tố sợ hãi và lo lắng bứt rứt (đôi khi không rõ nguyên nhân).
Lo âu là một cảm xúc trở thành thói quen và theo thời gian nó càng ngày càng tệ hơn, trong khi stress làm ta lo lắng nhưng ta có thể học cách để chịu đựng nó tốt hơn. Stress có thể tan đi hoặc giảm bớt theo thời gian, nhưng chứng bệnh rối loạn lo âu không tự nó biến mất.
Xem nhiều nhất
-
Chủ nhật cả nhà đến chơi nhà papa. Lúc về khoảng 8 giờ tối, thằng cháu bỗng nhiên reo lên: “Sao mặt trăng màu vàng vậy cô? có phải mặt tra...
-
Bánh lá liễu Nguyên liệu - 700g gạo nếp xay nhuyễn - 500g thịt ba-rọi - 100g tôm khô - 50g nấm đông cô - 3 muỗng canh canh rau c...
-
Tằm là một loại sâu ăn lá, có lẽ nó cũng sẽ bị tiêu diệt như bao loài sâu ăn lá phá hoại mùa màng khác nếu như con người không phát hiện ra ...
-
Theo đánh giá của những người trong ngành, tại làng lụa Vạn Phúc có tới 70% cửa hàng có bày bán hàng Trung Quốc và phần lớn là hàng pha, hàn...
-
Tôi không thích những gã đàn ông háo sắc, nhưng tôi càng không ưa những gã đàn ông vờ như ta đây chẳng quan tâm, nhưng thực chất lại là...
-
Mỗi năm tôi đều đến đây để viếng mộ ông bà, mãi đến mấy năm gần đây tôi mới nhớ đường vào mộ. Thanh Minh vào đúng tháng nóng ở Saigon, tôi s...
-
Ngày xưa, có một quầy hàng trái cây, ông chủ vì tuổi tác đã cao, không thể đứng bán hàng lâu, nên ông quyết định thông báo tuyển nhân v...
-
Có lẽ ít ai biết đến loại bánh này, nó là loại bánh truyền thống của người Hoa khi cúng lớn, đặc biệt là rằm cuối năm, không thể thiếu ...
-
Dạo một vòng Phố Lồng Đèn Quận 5 tối 14 âm, không khí mua bán tấp nập đã bắt đầu từ trước 6 giờ chiều, đa số là các bạn thanh niên đi dạo v...
-
Khi vừa mới yêu nhau, chồng tôi luôn tìm mọi cách giữ tôi ở lại ngủ đêm ở nhà anh. Ba tháng đầu mới yêu nhau, gần như đêm nào tôi cũng ở lại...
